Việc lựa chọn du học nghề tại Đông Đức hay Tây Đức là vấn đề mà hầu hết các bạn trẻ đang có ý định du học nghề Đức đều đang rất đau đầu để cân nhắc. Vậy làm sao để chọn được nơi các bạn làm việc một cách tốt nhất, cùng DWN tìm hiểu sự khác biệt giữa 2 miền nước Đức này để hiểu rõ hơn nhé.
>> Đọc thêm: Du Học Nghề Điều Dưỡng Tại Đức: Những Điều Cần Biết 2024
1. Sự ra đời của Đông Đức và Tây Đức
1.1. Lịch sử phân chia Đông Đức và Tây Đức
Sự ra đời của 2 miền Đông Đức và Tây Đức gắn liền với sự hình thành của “Bức tường Berlin”. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nước Đức bại trận và bị các nước đồng minh chia thành 4 vùng để dễ kiểm soát. Liên Xô cai quản phía Đông nước Đức, Mỹ, Anh và Pháp cai quản phía Tây nước này. Thủ đô Berlin lúc đó là khu hành chính quan trọng của các nước đồng minh. Nên mặc dù nằm hoàn toàn trong vùng quản lý của Liên Xô nhưng thành phố này cũng bị chia làm 4 khu vực tương tự như nước Đức.
Chiến tranh lạnh ngày càng căng thẳng, người dân tại Đông Đức bắt đầu ồ ạt sang Tây Đức để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy ngày 13/8/1961 “Bức tường Berlin” được chính quyền Đông Đức dựng lên nhằm chặn dòng người vượt biên sang Tây Đức. Trong vòng 2 tuần phía Đông Đức đã xây xong bức tường bê tông cốt thép và hàng rào thép gai để ngăn đôi 2 vùng.
1.2. Bức tường Berlin sụp đổ thống nhất nước Đức
30 năm sau nhờ một sự kiện bất ngờ, bức tường Berlin cũng đã bị sụp đổ. Cuộc chiến tranh lạnh có dấu hiệu giảm nhiệt tại châu Âu, chính phủ Đông Đức cho phép người dân đi qua ranh giới. Hơn 2 triệu người đã sang Tây Đức vào dịp cuối tuần để ăn mừng lễ hội đường phố. Vào đêm ngày 9/11/1989, người dân đã kéo đến bức tường và bắt đầu dùng búa, dùi để phá bức tường. Ngay sau đó, bức tường Berlin bị đánh sập, báo hiệu một nước Đức thống nhất.
Vào ngày 18/3/1990, cuộc bầu cử tại Cộng hòa Dân chủ Đức được tiến hành, cuộc bầu cử tạo điều kiện cho việc thương lượng giữa Tây Đức và Đông Đức để tái thiết đất nước. Ngày 3/10/1990, nước Đức thống nhất và đó chính là nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay.
2. Sự khác biệt giữa Đông Đức và Tây Đức
Sau khi thống nhất, chính phủ Đức đã dùng nhiều biện pháp để ưu tiên phát triển khu vực Đông Đức. Mục đích để giảm sự chênh lệch giữa hai vùng do hậu quả của chiến tranh lạnh giữa các đồng minh để lại. Vùng Đông Đức thua kém rất nhiều so với Tây Đức về mọi mặt, cả về tiềm lực lẫn chất lượng cuộc sống. Tuy chính phỉ đã đưa ra rất nhiều biện pháp để thúc đẩy việc phát triển tại Đông Đức nhưng tới ngày nay sự khác biệt vẫn còn rất rõ ràng.
2.1. Về vị trí
- Lãnh thổ của Đông Đức bao gồm những thành phố nổi tiếng như Chemnitz, Dresden, Jena, Magdeburg, Leipzig, Halle (Saale), Erfurt, Greifswald…
- Các thành phố lớn tiêu biểu của Tây Đức đó là Kiel, Koeln, Frankfurt, Dusseldorf, Bremen, Hamburg, Wiesbaden, Mainz, Saarbrucken, Munich, Bonn…
2.2. Về kinh tế
Một cuộc khảo sát tại Đức cho thấy sau 30 năm kể từ khi nước Đức thống nhất ngày 3/10/1990, thu nhập bình quân của người dân ở Đông Đức vẫn thấp hơn đáng kể so với Tây Đức.
- Mức lương bình quân hàng năm ở Đông Đức vẫn thấp hơn khoảng 12.200 Euro so với mức lương ở Tây Đức.
- Tiền công và tiền lương của người lao động ở miền Đông thấp hơn 13,7% so với miền Tây nước Đức.
- Đông Đức, thu nhập trung bình ở bang Mecklenburg-Vorpommern ít nhất với 41.715 Euro/năm và bang Sachsen nhiều nhất với 44.531 Euro/năm.
- Tây Đức, thu nhập trung bình ở bang Schleswig-Holstein ít nhất với 49.005 Euro/năm và bang Hamburg nhiều nhất với 62.506 Euro/năm.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở Tây Đức khoảng 5,9% còn ở Đông Đức là 9,7%.
2.3. Về con người, xã hội
- Về phía đông đức có lẽ vì kinh tế còn kém phát triển mặc cảm vì luôn bị xem là gánh nặng của Tây Đức nên con người nơi đây khá lạnh nhạt, định kiến và không cởi mở với người nước ngoài. Việc hội nhập của người nước ngoài tại Đông Đức vẫn luôn bị coi là khó khăn hơn so với Tây Đức.
- Ngược lại ở Tây Đức người dân rất cởi mở với người nước ngoài cũng như rất quen với khái niệm toàn cầu hóa, đa văn hóa, hội nhập quốc tế. Người Tây Đức rất năng động, sôi nổi và thân thiện.
2.4. Về chi phí sinh hoạt và cuộc sống
- Tây Đức: Chi phí sinh hoạt cao hơn.
- Đông Đức: Chi phí sinh hoạt thấp hơn.
Đức là quốc gia có chất lượng cuộc sống tốt đứng thứ 4 thế giới. Tất cả mọi thứ về cuộc sống như y tế, cơ sở hạ tầng, giáo dục, bảo hiểm đều được chú trọng và đầu tư. Chất lượng cuộc sống trung bình trên toàn nước đức là rất tốt. Nếu so về chi phí sống thì Đông Đức sẽ có phần tiết kiệm hơn so với Tây Đức khi sử dụng cùng loại dịch vụ và thực phẩm. Tuy nhiên chất lượng cuộc sống tại Tây Đức luôn được xếp hạng cao hơn Đông Đức.
2.5. Về cơ hội việc làm
- Tây Đức: Nhiều cơ hội việc làm hơn, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp.
- Đông Đức: Cơ hội việc làm đang tăng lên, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ.
Ngày nay thì hầu hết các người trẻ từ Đông Đức đều mong muốn và sẽ chuyển đến Tây Đức để sinh sống và làm việc vì vậy Đông Đức luôn thiếu nguồn lao động trầm trọng. Nên khi về Đông Đức bạn sẽ có nhiều lựa chọn về công việc cho mình hơn.
—————————
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- CÔNG TY TNHH DWN VIỆT NAM
- Hotline: 0839.539.222
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Số 40 Ngõ 20, đường Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Website: https://dwnvietnam.vn/